Bộ phận “độc nhất vô nhị” của con lợn có thể điều trị nhiều bệnh
Bộ phận này mỗi con lợn chỉ có 1 nhưng rất nhiều người muốn mua vì bổ dưỡng cực kỳ, muốn mua phải ra chợ sớm mới có hàng.
Dạ dày lợn (bao tử) là một trong những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.
Dạ dày lợn vừa thơm ngon còn có giá trị chữa bệnh
Theo Đông y, dạ dày lợn mang tính ấm, có tác dụng bổ trung châu tỳ vị, bổ khí, chữa bệnh lao, mệt, yếu, nóng trong người, trệ tích trong dạ dày. Trẻ em nếu dùng món này đúng cách còn giúp điều trị da mặt vàng, kiết lỵ. Món ăn này cũng giúp điều trị bệnh hen suyễn và tăng cảm giác thèm ăn.
Trong quan niệm của Y học cổ truyền Trung Quốc, canh dạ dày lợn thực sự tốt cho những phụ nữ đang mang thai và sau khi sinh. Loại thực phẩm này tốt nhưng giá thành tương đối đắt, chưa kể mỗi con lợn chỉ có 1 dạ dày nên muốn mua phải ra chợ sớm mới có hàng.
Theo sách y học cổ Bản thảo cương mục của Trung Quốc, dạ dày lợn được các lương y thời đó đánh giá tốt ngang 10 vị thuốc. Trong thực phẩm này chứa thành phần có tác dụng bồi bổ dạ dày và dưỡng khí, rất thích hợp cho người suy nhước và thể trạng yếu.
Các lương y Trung Quốc xưa đánh giá cao dạ dày lợn cực kỳ.
Bên cạnh đó, dạ dày lợn còn sở hữu thêm nhiều lợi ích đặc trưng như sau:
- Cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể
Như đã nói, dạ dày lợn có nhiều thành phần giúp bồi bổ và dưỡng khí, cho nên rất phù hợp để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp cơ thể có năng lượng chống chọi với bệnh tật. Ăn món này điều độ, đúng cách sẽ làm bạn bớt mắc bệnh vặt nhiều hơn.
- Bảo vệ dạ dày
Theo Đông y, dạ dày lợn có tính ấm nên giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thụ của dạ dày. Đồng thời món ăn này cũng cải thiện chức năng đường tiêu hóa, nâng cao khả năng bài tiết chất độc của cơ thể và giảm gánh nặng cho dạ dày. Trời lạnh bạn nên ăn món này để giữ ấm cho dạ dày.
Dạ dày lợn có tính ấm nên giúp cơ thể giữ ấm hiệu quả.
- Dưỡng khí huyết trong cơ thể
Nhiều người thường bị lạnh tay chân vào mùa thu đông, đau nhức toàn thân… là do khí huyết trong cơ thể đang mất cân bằng. Lúc này, hãy ăn thử súp dạ dày lợn để giúp dưỡng khí huyết, làm ấm cơ thể tự nhiên và giải cảm lạnh nhanh chóng.
- Ngừa tình trạng đi tiểu đêm
Dạ dày lợn có tác dụng bổ khí huyết nên giúp giảm bớt tình trạng suy nhược cơ thể, đồng thời tránh được tình trạng đi tiểu đêm nhiều và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Bạn nên ăn dạ dày lợn khi cơ thể bị suy nhược, ốm yếu dài ngày.
Những lưu ý khi sử dụng dạ dày lợn
Theo sách y học cổ Bản thảo cương mục, dạ dày lợn tuy tốt nhưng không phải muốn ăn thế nào, ăn lúc nào cũng được. Chính vì vậy trước khi quyết định sử dụng loại thực phẩm này, bạn cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo an toàn:
- Thời gian nấu dạ dày lợn phải hơn 2 tiếng
Dạ dày lợn là bộ phận tiêu hóa của con lợn, cho nên rất dễ bị nhiều loại độc tố xâm nhập. Nếu sơ chế không sạch sẽ hoặc nấu chưa chín, chúng sẽ không bị nhiệt độ tiêu hủy và xâm nhập vào cơ thể. Vậy nên hãy nấu ít nhất 2 giờ đồng hồ để khử hết độc tố và mùi hôi, giúp món ăn bổ dưỡng hơn.
- Không được ăn hàng ngày
Tuy có giá trị dinh dưỡng cao nhưng không nên ăn dạ dày lợn hàng ngày. Xét cho cùng, nó là nội tạng động vật nên chứa hàm lượng cholesterol cao. Nếu ăn liên tục sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vậy nên hãy kiểm soát việc ăn dạ dày lợn, chỉ nên ăn vài lần/tuần.
Dạ dày lợn khá béo và nhiều cholesterol nên cần ăn điều độ, không ăn tùy ý được.
- Nên kết hợp ăn cùng các loại rau
Dù ăn bất cứ món gì, bạn cũng nên chú ý thêm rau vào để tăng cường sức khỏe. Đặc biệt dạ dày lợn còn chứa nhiều chất béo nên hãy ăn thêm rau để trung hòa, giảm ngán. Ăn rau chung với dạ dày lợn còn tránh được tình trạng khó tiêu, giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng hiệu quả hơn.
- Một số nhóm người không nên ăn
Dạ dày lợn chứa nhiều chất béo và cholesterol nên sẽ không phù hợp với người cao huyết áp, người mắc bệnh tim, người có lipid máu cao. Ngoài ra, người béo phì, thừa cân cũng phải tránh các món từ nội tạng để tránh sinh ra chất béo, tăng thêm gánh nặng cho cơ thể.
Những người béo phì và mắc bệnh tim đừng ăn dạ dày lợn kẻo bệnh nặng thêm.
Minnews, Belle
Theo Phụ Nữ Việt Nam
ĐÁNG CHÚ Ý
BÌNH LUẬN