Các rạn san hô đang chịu áp lực từ lượng khí thải carbon do con người tạo ra đã làm bề mặt đại dương nóng lên 0,13 độ C mỗi thập kỷ và tăng nồng độ axit lên 30% kể từ kỷ nguyên công nghiệp.
Theo Mạng lưới giám sát rạn san hô toàn cầu, khoảng 14% san hô trên thế giới đã biến mất từ năm 2009 đến 2018, diện tích này gấp 2,5 lần Vườn quốc gia Grand Canyon ở Mỹ.
Mặc dù che phủ chưa đến 1% đáy đại dương, các rạn san hô hỗ trợ hơn 25% đa dạng sinh học biển, bao gồm rùa, cá và tôm hùm, khiến chúng trở thành mảnh đất màu mỡ cho ngành đánh bắt cá toàn cầu.
Nhà bảo tồn Indonesia và giảng viên tại khoa khoa học biển của Đại học Hasanuddin Syafyudin Yusuf cho biết, nghiên cứu này sẽ giúp theo dõi sức khỏe rạn san hô ở Indonesia.
Các nhà nghiên cứu cũng hy vọng sẽ thu thập được các bản ghi âm thanh dưới nước từ các rạn san hô ở Australia, Mexico và Quần đảo Virgin để giúp đánh giá tiến độ của các dự án phục hồi san hô.