Một lãnh đạo giỏi sẽ làm gì?


Lãnh đạo có nhiều kiểu, nhiều phong cách nhưng những người lãnh đạo giỏi nhất đều có điểm chung là không chỉ tạo ra nhân viên giỏi - những người đi theo, mà còn tạo ra những lãnh đạo khác.

Có thể là hình ảnh về 12 người, mọi người đang đứng và văn bản cho biết '" CHUYỆN NGƯỜI THÀNH CÔNG MỘT LÃNH ĐẠO GIỎI KHÔNG CHỈ TẠO RA NHÂN VIÊN GIỎI MÀ CÒN PHẢI TẠO RA NHIỀU LÃNH ĐAO KHÁC'

Lãnh đạo giỏi không coi mình là sếp, mà coi mình là cố vấn, người hướng dẫn, chỉ đường cho cấp dưới thành công. Để làm được điều này, họ làm 4 việc sau:

Thứ nhất, ưu tiên việc xây dựng quan hệ trước việc đào tạo, hướng dẫn. Người lãnh đạo giỏi hiểu rằng, việc đào tạo, hướng dẫn chỉ có kết quả khi có sự gắn kết nhất định giữa “thầy” và “trò”.

Nhiều công trình nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, mọi chương trình cố vấn dù được thiết kế tốt đến mấy cũng không thể thay thế được một mối quan hệ chân thực, chân tình giữa người hướng dẫn và người được hướng dẫn.

Nói cách khác, muốn đào tạo, chuyển giao tốt thì phải xây dựng được một mối quan hệ gần gũi, thân tín, bởi khi đó người ta mới thoát ra khỏi rào cản của danh phận, cấp bậc mà thấu hiểu và chia sẻ với nhau như những người bạn.

the nao la 1 lanh dao gioi

Thứ hai, tập trung phát triển nhân cách thay vì chỉ đào tạo chuyên môn. Tất nhiên, đào tạo nhân viên, đặc biệt là người kế cận, thì nhất thiết phải tập trung phát triển năng lực chuyên môn cần thiết cho vị trí của họ. Nhưng người lãnh đạo giỏi không chỉ dừng lại ở việc đó, mà còn vượt lên trên bằng việc chú tâm giúp cấp dưới định hình và phát triển nhân cách, hệ giá trị, sự tự nhận thức, sự thấu cảm, lòng biết ơn và sự tôn trọng bản thân cũng như những người xung quanh.

Người lãnh đạo giỏi biết rằng về dài hạn những phẩm chất này quan trọng hơn rất nhiều so với những kỹ năng cụ thể để người được họ hướng dẫn có thể xử lý được mọi vấn đề có thể phát sinh.

Thứ ba, luôn thể hiện mạnh mẽ sự lạc quan và giấu kín sự hoài nghi đối với mọi ý tưởng. Người lãnh đạo giỏi hoan nghênh mọi ý kiến từ nhân viên, kể cả những ý kiến có vẻ quá tham vọng hay phi thực tế.

Họ không bao giờ coi ý tưởng nào là ngớ ngẩn, bởi họ biết người lãnh đạo giỏi cần là những người tiếp thêm năng lượng và sự đam mê chứ không phải “gáo nước lạnh” dập tắt nhiệt huyết của cấp dưới. Người lãnh đạo giỏi luôn tìm cách để nhân viên phát huy sáng tạo, tìm kiếm thành công theo cách bất thường thay vì chờ đợi thất bại theo cách bình thường.

Cuối cùng, luôn chú trọng quyền lợi của nhân viên hơn quyền lợi của công ty. Nghe có vẻ ngược đời, nhưng người lãnh đạo giỏi hiểu rằng để cấp dưới trung thành, cam kết tuyệt đối với công ty thì chính họ phải trung thành với quyền lợi của cấp dưới.

Làm sao để trở thành nhà lãnh đạo có sức ảnh hưởng?

Quyền lợi này không chỉ là quyền lợi tài chính, mà còn là những lợi ích, mối quan tâm khác mà cấp dưới có trong cuộc sống. Người lãnh đạo giỏi không chỉ phát hiện ra điểm mạnh, điểm yếu mà còn cả những đam mê thầm kín, những tiếng lòng giục giã hàng ngày của cấp dưới. Người lãnh đạo giỏi không tìm cách tước đoạt ước mơ của cấp dưới, thay vào đó sẽ tìm cách giúp cấp dưới hiện thực hoá giấc mơ của họ.

Thậm chí, ví dụ, nếu thấy rõ ở công ty không còn vị trí xứng đáng với năng lực của cấp dưới, người lãnh đạo giỏi, đương nhiên rất muốn giữ nhân viên tốt, sẽ mở đường cho cấp dưới tiến đến những vị trí phù hợp hơn, kể cả những vị trí ở ngoài công ty.

Bí quyết trở thành nhà lãnh đạo thành công

Tóm lại, lãnh đạo giỏi không phải là thủ lĩnh chỉ tạo ra đám đông theo mình, mà còn tạo thêm nhiều lãnh đạo. Lãnh đạo giỏi hành động giúp người khác trở thành những phiên bản hoàn chỉnh hơn, hoàn thiện hơn của chính họ.

 

Anthony Nguyễn
Theo Chuyện Người Thành Công

ĐÁNG CHÚ Ý

BÌNH LUẬN