Tập đoàn SCG ứng phó thế nào trước tình hình khó khăn chung


SCG công bố Kết quả kinh doanh Quý 3/2022, ứng phó với tình hình chi phí năng lượng tăng cao và chu kỳ suy thoái của ngành Hóa dầu bằng chiến lược tái định hướng đầu tư và nâng cao thanh khoản tài chính; bắt nhịp với 03 đại xu hướng: Năng lượng tái tạo, Chuỗi cung ứng ASEAN và Nhà thông minh.
 


Mr.Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành của SCG (Trái) & Mr.Thammasak Sethaudom, Phó Chủ tịch Tài chính và Đầu tư kiêm Giám đốc tài chính của SCG (Phải)

 

SCG là một trong những tập đoàn hàng đầu Đông Nam Á hoạt động trong 3 lĩnh vực kinh doanh chính là: Xi măng - Vật liệu xây dựng (Cement-Building Materials), Hóa dầu (SCGC), và Bao bì (SCGP). SCG hiện có hơn 200 công ty thành viên và khoảng 57.000 nhân viên. SCG bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Việt Nam từ năm 1992 và đang từng bước mở rộng đầu tư vào các doanh nghiệp trong ngành xi măng - vật liệu xây dựng, hóa dầu và bao bì.

SCG vừa qua đã công bố Kết quả kinh doanh Quý 3 năm 2022, ghi nhận sự sụt giảm trong doanh thu và lợi nhuận do ảnh hưởng của biến động giá nhiên liệu toàn cầu.
 

Các giải pháp đương đầu với thách thức
 

Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của tập đoàn SCG, cho biết: “Kết quả hoạt động kinh doanh trong Quý 3 năm 2022 của SCG bị ảnh hưởng đáng kể bởi giá năng lượng tăng cao nhất trong vòng 10 năm qua. Đây là hậu quả của cuộc xung đột Nga-Ukraine, khiến chi phí năng lượng của SCG tăng đáng kể, trong bối cảnh ngành hóa dầu chạm mức thấp nhất trong 20 năm. Như dự kiến, kinh tế toàn cầu suy giảm do lãi suất toàn cầu tăng, bên cạnh việc nền kinh tế Trung Quốc chưa hồi phục do chính sách Zero-Covid.”

Đứng trước những thách thức kể trên, tập đoàn đã tối ưu hóa chi phí, đánh giá lại các khoản đầu tư, và tạm hoãn các dự án mới có mức độ ưu tiên thấp. SCG tập trung vào các dự án thu lợi nhuận nhanh phù hợp với chiến lược mở rộng kinh doanh, như dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam (LSP) tại Việt Nam, có tiến độ xây dựng đúng theo kế hoạch và hiện đã hoàn thành 97%. Để củng cố hơn nữa vị thế tài chính, các khoản trái khoán tín dụng có tổng trị giá hơn 21,88 tỷ đồng cũng đã được SCG phát hành trong Quý 3 năm 2022. Trên bình diện chung, SCG đang sở hữu vị thế tài chính vững chắc nhờ chiến lược quản lý thanh khoản chặt chẽ và đầu tư có mục tiêu vào những lĩnh vực kinh doanh bền vững và tiềm năng cao.
 

Chiến lược kinh doanh hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống
 

SCG còn chủ động tham gia vào ba lĩnh vực kinh doanh mới bao gồm: (1) Năng lượng tái tạo - Renewable Energy, (2) Chuỗi cung ứng ASEAN - ASEAN Logistics, và (3) Lối sống thông minh - Smart Living. Chiến lược kinh doanh của SCG hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống, cung cấp cho khách hàng và xã hội những giải pháp tiện lợi, chi phí phù hợp, an toàn và thân thiện với môi trường.

1) Năng lượng tái tạo (Renewable Energy): SCG hướng đến giảm chi phí và tăng tốc độ phát triển năng lượng tái tạo, thu được kết quả khả quan với giải pháp năng lượng sinh khối từ phụ phẩm nông nghiệp hay sử dụng chất thải rắn đô thị (Refused Derived Fuel - RDF) thay thế nhiên liệu hóa thạch. Gần đây, SCGC đã ký thỏa thuận liên doanh với Công ty TNHH Denka, Nhật Bản, để sản xuất acetylene đen, một thành phần nguyên liệu quan trọng để sản xuất pin sạc lithium-ion cho xe điện (EV) và ứng dụng cho hệ thống cáp điện cao thế, sử dụng cho các dự án điện gió ngoài khơi.
 


Năng lượng tái tạo

 

2) Chuỗi cung ứng ASEAN (ASEAN Logistics): SCG đã hợp nhất các mảng kinh doanh logistics, trở thành doanh nghiệp chuỗi cung ứng và hậu cần tích hợp hàng đầu ASEAN, cung cấp đa dạng dịch vụ từ kho bãi, hệ thống kho lạnh, dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không, đến dịch vụ cập cảng, dịch vụ xuất nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu của khách hàng từ đầu đến cuối.


Chuỗi cung ứng ASEAN

 

3) Lối sống Thông minh (Smart Living): Đây là ngành kinh doanh nâng cao chất lượng cuộc sống, cung cấp cho khách hàng và xã hội các giải pháp tiện lợi, hợp lý về mặt chi phí, an toàn và thân thiện với môi trường.


Lối sống thông minh

 

Sơ lược về kết quả kinh doanh
 

Kết quả hoạt động trước kiểm toán trong Quý 3 năm 2022 của SCG ghi nhận Doanh thu từ bán hàng là 91,75 nghìn tỷ đồng (tương đương 3,9 tỷ đô la Mỹ), giảm 7% so với quý trước, do giá thành sản phẩm hóa dầu giảm vì nhu cầu của ngành suy giảm, trong bối cảnh ngành hóa chất chạm mức thấp nhất chu kỳ. Lợi nhuận trong kỳ đạt mức 1,58 nghìn tỷ đồng (67 triệu đô la Mỹ), giảm 75% so với quý trước chủ yếu do chênh lệch giá mua-bán hóa dầu thấp hơn, chi phí năng lượng cao hơn, cùng với cổ tức theo kỳ thấp hơn.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, SCG ghi nhận Doanh thu từ bán hàng đạt 298,61 nghìn tỷ đồng (tương đương 12,92 tỷ đô la Mỹ), tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này chủ yếu là do giá sản phẩm cao hơn theo xu hướng của thị trường. Tổng lợi nhuận trong kỳ đạt 14,17 nghìn tỷ đồng (tương đương 613 triệu đô la Mỹ), giảm 45% so với cùng kỳ năm ngoái, do chi phí nguyên vật liệu và nhiên liệu cao hơn, cũng như thu nhập vốn chủ sở hữu trong lĩnh vực Hóa dầu thấp hơn.

ĐÁNG CHÚ Ý

BÌNH LUẬN