Doanh nhân Paul Le: "Để xuất khẩu nông sản ra quốc tế, chúng ta cần xem trọng văn hóa của mình!"
Doanh nhân Paul Le hiện là Phó chủ tịch Tập đoàn Central Retail - Tập đoàn bán lẻ hàng đầu tại Thái Lan và là mảng kinh doanh quan trọng nhất của Central Group.
Central Retail là Tập đoàn sở hữu mạng lưới các thương hiệu hàng đầu, cung cấp các sản phẩm đa lĩnh vực trên nhiều mô hình như: cửa hàng bách hóa, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng đặc sản, siêu thị, đại siêu thị, trung tâm thương mại và mua sắm trực tuyến thông qua các nền tảng đa kênh ở Thái Lan, Việt Nam và Ý, trong đó có hệ thống siêu thị Big C, chuỗi siêu thị điện máy Nguyễn Kim. Hoạt động của Tập đoàn bao gồm bốn phân khúc: Thực phẩm, Thời trang, Điện tử – Gia dụng và Bất động sản. Ngoài ra, ông Paul Le còn là Tổng thư ký Hiệp hội Disciple of Escoffier chi nhánh Việt Nam – một tổ chức đầu bếp quốc tế.
Là người con Việt Nam nhưng vì ba ông, một vị bác sĩ của Liên hợp quốc, thế nên từ lúc 3 tuổi, doanh nhân Paul Le đã theo gia đình di chuyển và sinh sống tại nhiều nước trên thế giới. Sau này, ông từng là giám đốc bán hàng của một công ty thuộc Top đầu châu Âu về ngành bao bì. Điều này đã giúp doanh nhân Paul Le hiểu và nắm bắt tương lai của doanh nghiệp Việt Nam, nhất là nền nông nghiệp sẽ lớn mạnh.
Năm 2004, doanh nhân Paul Le trở về Việt Nam sinh sống và càng dành tình yêu cho con người và quê hương. Ông cũng tham gia làm giám khảo của chương trình “Chiếc thìa vàng”, đi nhiều nơi, biết nhiều đặc sản, món ngon ở các vùng miền đất nước.
Thành công và khẳng định vị thế, kinh nghiệm trong lĩnh vực ngành bán lẻ, doanh nhân Paul Le luôn tìm hiểu và nghiên cứu rõ về sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam. Để tạo cơ hội và phát triển cho sản phẩm và các doanh nghiệp Việt Nam ngang tầm quốc tế, doanh nhân Paul Le nhận định: “Chúng ta cần quan tâm từ khâu cây giống, vùng đất phù hợp, quy trình sản xuất đến đóng gói, bảo quản… Ngoài ra, phải học tập, tìm hiểu văn hóa nước ngoài nhưng đừng bao giờ quên cái gốc của mình. Khi ra nước ngoài, họ muốn nghe chúng ta kể câu chuyện của Việt Nam. Để truyền cảm hứng, sự hiểu biết về Việt Nam và sản phẩm của Việt Nam thì chúng ta phải mê, phải hiểu lịch sử và xem trọng văn hóa của mình”.
ĐÁNG CHÚ Ý
BÌNH LUẬN