Warren Buffett chỉ cách đầu tư để chiến thắng lạm phát, Việt Nam có một loại tài sản phù hợp
Buffett đã quản lý danh mục đầu tư chứng khoán thông qua các giai đoạn mà tỷ lệ lạm phát lên đến hai con số trong những năm 1970. Ông có nhiều lời khuyên về những tài sản nên sở hữu khi chỉ số giá tiêu dùng tăng đột biến.
Trong một lá thư gửi các cổ đông của Berkshire năm 1981, Buffett nhấn mạnh hai đặc điểm khiến một doanh nghiệp thích nghi tốt với môi trường lạm phát: một là khả năng tăng giá dễ dàng, hai là khả năng thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh hơn mà không phải mất quá nhiều chi phí.
Nói cách khác, hãy đặt mục tiêu đầu tư vào các doanh nghiệp áp dụng mô hình sở hữu ít tài sản (asset-light business) và nắm quyền định giá sản phẩm/dịch vụ.
Nếu xét theo tiêu chí trên của Warren Buffett, ba tập đoàn toàn cầu và tài sản đặc biệt dưới đây có thể là lựa chọn phù hợp.
Nike
Nike là tập đoàn sản xuất giày và các sản phẩm thể thao ở quy mô toàn cầu, sở hữu số lượng lớn các khách hàng trung thành.
Khách hàng sẵn sàng trả nhiều tiền cho các sản phẩm có chữ ký của các vận động viên nổi tiếng như LeBron James và Michael Jordan.
Bất chấp áp lực lạm phát, Nike tiếp tục tăng biên lợi nhuận gộp và đạt lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ổn định ở mức hơn 30%.
Công ty cũng đang đẩy mạnh mô hình kinh doanh trực tuyến, phục vụ trực tiếp khách hàng cuối như một cách để giảm bớt chi phí ở các khâu trung gian.
Ban lãnh đạo tin rằng doanh số bán hàng trực tuyến có thể tiếp tục tăng từ 20% doanh thu hiện tại lên khoảng 40% vào năm 2025. Mức tăng trưởng này có thể diễn ra sớm nhất trong năm tới.
Điều đáng ngạc nhiên hơn là, biên lợi nhuận của Nike có thể tiếp tục tăng ngay cả khi chi phí hoạt động lên cao do lạm phát. Cho đến nay, cổ phiếu của Nike đã tăng khoảng 19% vào năm 2021.
Apple
Nhu cầu đối với về các sản phẩm chất lượng cao và giá cũng đắt tương xứng Apple đang tăng lên trên toàn cầu, mang lại mức lợi nhuận cao cao cho Apple.
Bản sắc thương hiệu mạnh mẽ, thân thiện với người dùng và một loạt các sản phẩm kết nối trong một hệ sinh thái độc đáo là những thuộc tính mạnh mẽ của Apple và chúng sẽ không bị biến mất nhanh chóng.
Khách hàng khó có thể thoát khỏi sự phụ thuộc vào hệ sinh thái của Apple. Điều đó mang lại cho gã khổng lồ công nghệ nhiều quyền tự do hơn trong việc định giá sản phẩm và dịch vụ khi lạm phát tăng đột biến.
Các con chip M1 mới nhất của công ty sẽ dần thay thế các CPU của Intel trong mọi máy Mac, nhấn mạnh cam kết của Apple đối với sự đổi mới không ngừng.
Mặt khác, không thể phủ nhận khả năng của Apple trong việc chuyển chi phí tăng cao do lạm phát lên người dùng mà doanh số không bị sụt giảm.
Apple hiện chiếm 40% danh mục đầu tư của Berkshire Hathaway do hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận tiếp tục tăng qua tất cả các chu kỳ kinh tế. Tính đến nay, cổ phiếu của Apple đã tăng khoảng 13% và giao dịch ở mức gần 150 USD/cổ phiếu.
Levi Strauss
Là người dẫn đầu trong thị trường đồ denim (đồ jeans), Levi Strauss đã tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp lạm phát do sở hữu một mô hình kinh doanh linh hoạt, cho phép ban lãnh đạo phát triển doanh nghiệp mà không phải hy sinh quyền định giá sản phẩm.
Trong quý gần đây nhất, doanh thu của Levi tăng 41% trong khi tỷ suất lợi nhuận gộp điều chỉnh cải thiện 390 điểm cơ bản lên 57,5%.
Trên thực tế, ban lãnh đạo cua Levi đã chủ động bắt đầu điều chỉnh giá theo lạm phát từ năm 2020.
Công ty cũng có nguồn nguyên liệu thô từ 24 quốc gia khác nhau. Việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng này mang lại cho Levi sự linh hoạt trong thời kỳ khủng hoảng.
Cổ phiếu của Levi tăng hơn 30% vào năm 2021.
Trùm cuối: đất nông nghiệp
Warren Buffett từng nói rằng ông muốn nắm giữ các loại cổ phiếu mãi mãi. Nhưng mãi mãi là một khoảng thời gian dài, và việc không bao giờ bán cổ phần chưa chắc đã là quyết định khôn ngoan khi các công ty trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau.
Nhưng có thể có một loại tài sản chiến thắng lạm phát và nên sở hữu mãi mãi. Tại Mỹ, đó có thể là đất nông nghiệp. Dù giá tiêu dùng tăng nhanh hay cao đến đâu, mọi người vẫn cần ăn. Và điều xảy ra đúng như vậy khi người bạn tốt của Buffett, Bill Gates, là chủ sở hữu đất nông nghiệp tư nhân lớn nhất nước Mỹ.
Ngày nay, có nhiều cách để đầu tư vào đất nông nghiệp, như cho thuê canh tác, tự làm nông nghiệp sạch, xây dựng trang trại kết hợp với du lịch… tùy theo điều kiện thực tế và pháp luật cho phép. Tại Mỹ, nhà đầu tư nhỏ lẻ có thể góp vốn qua các nền tảng trực tuyến. Nhờ đó, họ có thể kiếm được thu nhập bằng tiền mặt từ phí cho thuê và bán cây trồng. Và tất nhiên, nhà đầu tư cũng sẽ được hưởng lợi rất nhiều khi giá đất tăng.
Tại Việt Nam, đất nông nghiệp là loại tài sản có giá trị lớn và bền vững theo tiêu chú của Buffett, khi nông nghiệp xanh đang là mục tiêu được nhiều tập đoàn lớn trong nước theo đuổi. Đồng thời, các hoạt động du lịch gắn liền với nông nghiệp đang là xu hướng mới của du lịch và nghỉ dưỡng hiện đại, mang lại nguồn lợi suất lớn và đa dạng danh mục đầu tư cho chủ sở hữu trong bối cảnh lạm phát trên đà tăng.
Theo CafeLand
ĐÁNG CHÚ Ý
BÌNH LUẬN