Chủ tịch VCCI: Người Việt nói về 4.0 nhiều hơn người Đức, nhưng vẫn là nền kinh tế chưa sẵn sàng cho chuyển đổi số, tinh thần khởi nghiệp rất cao nhưng khả năng thực thi rất thấp


Tại một sự kiện diễn ra ở TP.HCM, TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng công cuộc chuyển đổi số và con đường khởi nghiệp của doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều nghịch lý và hạn chế.

2019 09:28 AM | KINH DOANH4

 

Tại một sự kiện diễn ra ở TP.HCM, TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng công cuộc chuyển đổi số và con đường khởi nghiệp của doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều nghịch lý và hạn chế.

TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Theo Chủ tịch VCCI, bản chất của cuộc CMCN 4.0 thực ra là quá trình chuyển đổi số của nền kinh tế, dựa vào động lực đổi mới sáng tạo chứ không phải tài nguyên và nhân công giá rẻ.

"Thế giới mượn thuật ngữ của người Đức để gọi kỷ nguyên số là 4.0 và người Việt Nam đang nói về 4.0 nhiều hơn cả người Đức nói", ông Lộc cho hay.

Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn đang được Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp vào nhóm nền kinh tế chưa sẵn sàng cho chuyển đổi số. Ngoài ra, con đường khởi nghiệp của doanh nghiệp Việt cũng mang nhiều mâu thuẫn.

TS Vũ Tiến Lộc chia sẻ rằng Việt Nam nằm trong top 20 nền kinh tế có tinh thần khởi nghiệp cao nhất (xếp thứ 6) nhưng khả năng thực hiện các ý tưởng khởi nghiệp lại xếp trong nhóm 20 nền kinh tế áp chót.

Từ thực tế trên, TS Vũ Tiến Lộc nhận định tinh thần khởi nghiệp của doanh nghiệp Việt Nam rất cao nhưng khả năng khởi nghiệp rất thấp. Điều này có liên quan đến năng lực quản trị của các doanh nghiệp, chứ không hề phụ thuộc hoàn toàn vào thể chế kinh tế.

"Chúng ta có những doanh nghiệp dẫn đầu, có những doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh với thế giới nhưng chưa có một cộng đồng các doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh và một thế hệ các nhà quản lý giỏi", ông Lộc nói.
 

 

Theo số liệu do Chủ tịch VCCI cung cấp, 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn kinh doanh không có lãi và tỉ lệ này không như không thay đổi trong các năm gần đây. Ở các nước khác, tỉ lệ này chỉ chiếm thiểu số.

Bên cạnh đó, Việt Nam có khoảng 700.000 doanh nghiệp và 5,2 triệu hộ kinh doanh (bao gồm 1,6 triệu hộ kinh doanh có đăng ký). Hình thức hộ kinh doanh vẫn chiếm tỉ trọng cao trong giá trị GDP.

TS Vũ Tiến Lộc nhận định: "Các chủ thể doanh nghiệp Việt Nam hiện nay không hề thua kém so với các nước. Tuy nhiên, chỉ có hai nước Việt Nam và Trung Quốc là có hộ kinh doanh. Ở các nước khác, họ xem các cá nhân và tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh là doanh nghiệp".

Vì vậy, nếu xét theo tập quán của các nước, việc nhìn nhận 1,6 triệu hộ kinh doanh có đăng ký là doanh nghiệp sẽ chứng tỏ Việt Nam không phải có ít doanh nghiệp.

Quan điểm của ông Lộc là: "Số lượng doanh nghiệp không phải vấn đề nhưng làm sao để nâng cao chất lượng doanh nghiệp mới quan trọng".

Trong đó, năng lực quản trị doanh nghiệp là vấn đề cốt lõi để giúp Việt Nam cải thiện vị trí xếp hạng trong khu vực ASEAN, trong khi khoảng cách với các nước top trên còn khá xa.

Theo CafeBiz

ĐÁNG CHÚ Ý

BÌNH LUẬN