"Mách nhỏ": Không muốn suy giảm tuổi thọ, nên sớm biết một điều!


Một người trí thức trung niên 'mách nhỏ': Không muốn suy giảm tuổi thọ, nên sớm biết một điều!

Thường xuyên lao động, nhưng phải trong khả năng của mình, thì mới có lợi cho việc điều dưỡng bản thân.

Những nguyên nhân chủ yếu nào sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ của người lao động tri thức?

Theo khảo sát, hầu hết 90% số người đều cho rằng, nguyên nhân chính sẽ liên quan đến dinh dưỡng, nhà ở và môi trường sống.

Nhưng điều quan trọng nhất chính là: Người lao động tri thức vận dụng đầu óc quá nhiều, trong khi cơ thể lại rất lười vận động. Chính vì vậy có phần lớn số người, sức khỏe của họ không tốt bằng những người lao động trí óc.

Làm việc quá sức, đầu óc hoạt động quá mức, sẽ rất dễ dàng dẫn đến tình trạng mệt mỏi.

Nếu chúng ta cứ nghĩ rằng, mệt thì nghỉ ngơi một chút sẽ ổn, như vậy thật sai lầm.

Một người trí thức trung niên 'mách nhỏ': Không muốn mất sớm, có một điều bạn nhất định phải sớm biết! - Ảnh 1.

Có 3 cấp độ mệt mỏi: Mệt cấp tính, mệt mãn tính, và mệt quá độ. Ba giai đoạn này thường liên kết và dễ dàng chuyển hóa lẫn nhau.

Mệt mỏi cấp tính có thể chuyển thành mệt mỏi mãn tính, và nghiêm trọng hơn sẽ chuyển thành dạng "lao lực quá độ".

Lao lực quá độ sẽ khiến các cơ quan và tế bào trong cơ thể luôn ở trạng thái căng thẳng tột cùng. Hơn thế nữa, các trường hợp như suy giảm miễn dịch; suy giảm chức năng thận, gan, phổi; rối loạn thể chất và tinh thần… cũng từ nguyên nhân này mà ra.

Đó là lý do nhiều người hay bảo nhau: "Đừng để bệnh do làm việc quá sức!"

Tại sao bạn không chịu quan tâm đến sức khỏe của mình sớm hơn? Mà phải chờ đến một ngày tai nghe không rõ, mắt nhìn không tốt, ngồi một chút đã đau lưng, thậm chí cầm một kết quả kiểm tra sức khỏe không khả quan trên tay. Lúc đó mới biết hối hận?

Sun Simiao, một đại phu vĩ đại, nổi tiếng thời nhà Đường đã từng nói rằng: "Thường xuyên lao động, nhưng phải trong khả năng của mình, thì mới có lợi cho việc điều dưỡng bản thân."

Thần y Hoa Đà cũng đã từng có một câu nói rất nổi tiếng: "Con người nên hoạt động, nhưng không nên hoạt động quá mức."

Một người trí thức trung niên 'mách nhỏ': Không muốn mất sớm, có một điều bạn nhất định phải sớm biết! - Ảnh 2.

Lao động được chia thành hai loại: lao động thể chất và lao động trí óc.

Công việc của những người trí thức thường mang tính chất ngồi một chỗ, ít vận động, và thiên về tập trung trí não để suy nghĩ, giải quyết vấn đề.

Lao lực quá mức sẽ có hại cho sức khỏe, và việc lười vận động cũng dẫn đến kết quả tương tự.

Thiếu hoạt động thể chất trong một thời gian dài sẽ khiến chức năng các tế bào bị suy giảm, cơ thể dễ suy nhược, bệnh vặt, không thể tự mình chống lại các tác nhân có hại từ môi trường, khí hậu,...

Suy nghĩ càng nhiều, càng lâu ngày, mà lại thiếu việc luyện tập thể dục, ăn uống hợp lý, về lâu về dài sẽ làm tổn thương tinh thần nghiêm trọng.

 

Người xưa giải thích rằng: "Stress không được giải tỏa, khí bị trì trệ, huyết khó lưu thông, lâu ngày sẽ dễ sinh bệnh, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng."

Để ngăn chặn việc chúng ta "tham công tiếc việc", lao lực quá độ, đầu tiên bản thân mỗi người phải có quan niệm đúng đắn về việc kiếm tiền.

Làm việc liên tục có thể khiến bạn gia tăng thu nhập, nhưng đồng thời nó sẽ tàn phá sức khỏe của bạn trong tương lai sau này.

Thế nên hãy chú ý thật kĩ đến việc nghỉ ngơi nhất thời. Đây cũng là cách nghỉ ngơi thường xuyên và hiệu quả trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.

Một người trí thức trung niên 'mách nhỏ': Không muốn mất sớm, có một điều bạn nhất định phải sớm biết! - Ảnh 3.

Khi bạn cảm thấy quá mệt mỏi, nên cố gắng dành ra 5, 10 phút để thư giãn đầu óc. Nếu được hãy nằm xuống phục hồi tinh thần, thể lực.

Đôi khi làm việc liên tục, lại rất khó để đem đến kết quả khả quan.

Các nhà sinh lý học đã quan sát trong phòng thí nghiệm và thấy rằng: 

"Khi dây thần kinh bị kích thích quá độ, chúng sẽ co lại, và khó để tạo ra phản ứng mới.

Nếu cứ ép buộc chúng có một phản ứng mới, các cơ và dây thần kinh đang co lại kia sẽ bị kích thích đến mức bị "đơ", nghĩa là phản ứng rất chậm."

Và nếu sự kích thích này diễn ra thường xuyên, sẽ khiến các dây thần kinh hoặc cơ quan bị mất đi khả năng vốn có!

Nói chung, hãy cố gắng dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, cũng đừng tăng ca quá thường xuyên.

Đối với những người hay suy nghĩ, nhưng ít vận động, chúng ta nên cố gắng tập thể dục nhịp điệu, chạy bộ,... để gia tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.

Khi ngồi bàn làm việc quá lâu, việc tập vài động tác thể dục đơn giản cũng có thể khiến bạn xua tan mệt mỏi và căng thẳng.

Đồng thời, bạn cũng nên tìm cho mình một chế độ ăn uống dinh dưỡng. Ăn phải đúng giờ, nghỉ phải đúng lúc, không được thức đêm.

Quên ăn quên ngủ, quá cuồng công việc sẽ chỉ khiến cơ thể ngày một sa sút.
 

Chúng ta phải tính "hệ đường dài", không được vì đồng lương trước mắt mà bỏ lỡ cả một tương lai phía trước.

CẨM THI (lược dịch)
Theo Thể Thảo và Văn Hoá

ĐÁNG CHÚ Ý

BÌNH LUẬN