Covid-19 là cơ hội có 1 không 2 để các công ty chuyển dịch từ hình thức offline sang online
Xu hướng mua hàng trực tuyến sẽ còn kéo dài ngay cả khi cuộc khủng hoảng dịch bệnh Covid-19 qua đi.
Macy’s đã đóng các cửa hàng của mình vào ngày 18/3 để đối phó với đại dịch Covid-19 và cho nhiều công nhân nghỉ phép vô thời hạn.
Đại dịch virus corona mới đã đem lại lợi ích rất lớn cho các doanh nghiệp trực tuyến trong khi đó, những doanh nghiệp truyền thống phải đấu tranh cho sự sinh tồn.
Theo một số nhà phân tích, đại dịch lần này đã thay đổi nền kinh tế của Mỹ và dự là những thay đổi này sẽ là vĩnh viễn.
Jed Kolko, nhà kinh tế trưởng tại trang web việc làm cho biết: "Những gì chúng ta đang làm ở hiện tại là một phiên bản hoàn toàn đột ngột và khác biệt, một phiên bản chậm hơn rất nhiều."
Lưu lượng khách hàng đến các cửa hàng bán lẻ trong những năm gần đây đã giảm vì phải cạnh tranh với những nhà bán lẻ trực tuyến, giờ đây, các cửa hàng buộc phải đóng cửa trong khi kinh doanh trực tuyến lại bùng phát một cách mạnh mẽ. Và các lĩnh vực trước đây chưa từng nghĩ đến phiên bản trực tuyến đã bắt đầu áp dụng hình thức này: Các bác sĩ và các nhà trị liệu hẹn gặp bệnh nhân từ xa còn văn phòng làm việc thì không một bóng người qua lại; phòng tập yoga và phòng tập thể hình cũng cho phép thành viên học từ xa; các trường học thì tổ chức cho học sinh học online.
Các cửa hàng bán lẻ như Macy's đã chịu ảnh hưởng nặng nề vì dịch bệnh
Các trang tin tức trực tuyến cũng đang được vạch ra một tương lai xán lạn. Đại dịch đang giúp tăng lưu lượng độc giả của các trang tin tức tuyến thì cuộc khủng hoảng lại giáng một đòn trừng phạt vào các nhà xuất bản địa phương do doanh thu quảng cáo giảm.
Sự thay đổi này cũng ảnh hưởng đến lực lượng lao động, những người có thể làm việc tại nhà sẽ vẫn có lương đầy đủ, trong khi những người bản chất công việc không thể làm tại nhà thì phải gặp rất nhiều khó khăn.
Ngày 21 tháng 3, khi Mỹ chính thức đóng cửa các nhà máy thì số công nhân nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp đạt mức kỷ lục, 3.28 triệu người. Đến ngày 28 tháng 3, các nhà kinh tế được Tạp chí Phố Wall phỏng vấn đã dự đoán rằng số liệu ngày thứ 5 tới đây sẽ tăng thêm 3.1 triệu đơn xin trợ cấp.
Các nhà kinh tế nói, câu hỏi lúc này được đặt ra là liệu nền kinh tế này có kéo dài vĩnh viễn ngay cả khi dịch kết thúc không. Nếu có, nền kinh tế sẽ thay đổi hoàn toàn, và sẽ mở đường cho các loại hình doanh nghiệp cũng như các nhà cung cấp mới.
Điều này sẽ được thấy rõ nhất trong ngành công nghiệp bán lẻ, một trong những ngành nghề lớn nhất trong nước, với 15.7 triệu lao động vào tháng 2. Khi chính quyền tiểu bang và địa phương đã ra lệnh cho các doanh nghiệp không quan trọng buộc phải đóng cửa để ngăn chặn sự lây lan của virus, các cửa hàng truyền thống rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan còn những shop bán hàng trực tuyến thì lại trên đà thống trị.
Macy's, Gap và các nhà bán lẻ khác sẽ thu hút hàng chục nghìn nhân viên bắt đầu từ tuần này. Trong khi đó, Walmart, Amazon.com và CVS Health Corp là một trong số hàng chục công ty lớn đang tìm cách tuyển thêm gần 500.000 người trong những tuần tới. Nhiều vị trí trống là thuộc mảng giao hàng và chốt đơn trực tuyến để quản lý sự gia tăng mua sắm được tạo ra bởi đại dịch.
Vì người tiêu dùng ở thời điểm hiện tại hạn chế đi đến cửa hàng, nên doanh số thương mại điện tử của Hoa Kỳ đã tăng 24% từ ngày 1-17 tháng 3, so với cùng kỳ năm trước (theo Rakuten Intelligence). Các nhà bán lẻ hàng hóa tổng hợp đều đang trên đà tăng trưởng, trong đó Amazon, Target Corp và Walmart đều tăng thị phần khi mọi người tích trữ các sản phẩm thiết yếu trong gia đình.
Cách ly xã hội, đóng cửa các trung tâm thương mại, các cửa hàng và những công ty không cần thiết là những nguyên nhân kích thích người tiêu dùng chuyển sang hình thức mua sắm trực tuyến. Những người chưa bao giờ nghĩ đến chuyện mua hàng online trước đây giờ cũng thích nghi với hình thức này, đặc biệt là đối tượng dễ bị lây nhiễm như người già.
Craig Johnson, chủ tịch của công ty tư vấn bán lẻ Customer Growth Partners, nói: "Những nhà bán lẻ chuyển từ hình thức "off sang onl" sẽ trụ được, ít bị tổn thương hơn những công ty không áp dụng hình thức này."
Thương mại điện tử cũng đang trên đà phát triển, những khách hàng trước đây chưa hề nghĩ đến chuyện giao dịch online các sản phẩm làm đẹp và hàng bách hoá nay cũng đã thích nghi.
Mặc dù gần đây thương mại điện tử đã lên ngôi nhưng vẫn còn một số hạn chế buộc người dân phải đến trực tiếp cửa hàng vì nhiều lý do. Ví dụ khách hàng muốn ngửi thử mùi nước hoa và test thử mỹ phẩm trước khi mua. Giao hàng tận nơi có thể tốn phí và hàng hoá bị giới hạn, không thể so với đi đến trực tiếp cửa hàng, và một số nơi còn không có sẵn dịch vụ giao hàng. Các nhà máy sản xuất nhu yếu phẩm như giấy vệ sinh và thức ăn cho thú nuôi phải chậm lại để tăng doanh số bán hàng trực tuyến.
Ngành công nghiệp làm đẹp đã chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ kể từ khi bắt đầu đại dịch. Theo công ty tư vấn OC & C Strategologists, khoảng 70% doanh số bán hàng làm đẹp trước khi khủng hoảng từ các giao dịch tại cửa hàng, trong khi hiện tại gần 70% doanh số của ngành là nhờ đơn hàng trực tuyến.
Bây giờ người tiêu dùng đã quen với việc mua những thứ như vậy qua mạng, họ có thể tiếp tục làm như vậy sau khi đại dịch kết thúc.
Malcolm Pinkerton, chuyên gia bán lẻ tại Kantar nghĩ rằng nhiều người tiêu dùng sẽ tiếp tục sử dụng các nền tảng kỹ thuật số ngay cả sau đại dịch: "Đây là một cơ hội khá ngắn ngủi cho các công ty có thể phát triển thương hiệu của mình."
Theo Tri thức trẻ
ĐÁNG CHÚ Ý
BÌNH LUẬN