Những yếu tố hình thành nên phong cách doanh nhân


Ngoài mục tiêu thành công trong hoạt động kinh doanh được định đoạt bởi các yếu tố chủ chốt: kinh nghiệm, chuyên môn; doanh nhân còn phải nắm vững các nghệ thuật lãnh đạo quản lý. Và, phong cách doanh nhân là một nội dung quan trọng. Hãy cùng tham khảo về&nb

1. Tâm lý cá nhân

Đầu tiên phải kể đến yếu tố tâm lý cá nhân. Phong cách doanh nhân khi hình thành bởi tâm lý cá nhân bao gồm: nhận thức, những trạng thái tình cảm, ý chí, nguyện vọng của con người. Các yếu tố này chịu sự chi phối bởi năng lực, tố chất cũng như thể chất và tinh thần của con người thông qua môi trường giáo dục và ý thức hệ xã hội.

Nếu tâm lý cá nhân là mở, sẽ mang đặc tính chinh phục, tự khẳng định và là phẩm chất vô cùng cần thiết cho một doanh nhân. Thế nhưng, nếu tâm lý lại là tâm lý khép kín, thì biểu hiện của nó là việc thiếu tự tin, điều này ảnh hưởng tới phong cách doanh nhân một cách tiêu cực.

2. Kinh nghiệm cá nhân

Kinh nghiệm vô cùng quan trọng, nó cũng đúng trong trường hợp bàn về kinh nghiệm của doanh nhân. Trong lĩnh vực đang hoạt động, kinh nghiệm doanh nhân là loại tài sản vô hình, đóng vai trò quyết định sự thành công đối với mỗi hoạt động doanh nhân triển khai. Khi phát huy kinh nghiệm đầy đủ, nó sẽ được hệ thống hóa bởi khả năng tư duy, giúp doanh nhân xây dựng các quy trình chi tiết, đầy đủ, đưa ra lập luận, tránh được hoàn toàn các rủi ro có thể xảy ra.

3. Môi trường đào tạo

Lĩnh vực chuyên môn mà doanh nhân được đào tạo sẽ trang bị cho họ những kiến thức và kỹ năng căn bản về lĩnh vực đó. Do vậy, cách nhìn nhận đánh giá và giải quyết vấn đề của doanh nhân thường có thiên hướng lấy ra từ cách thức và giải pháp chuyên môn đó, xem nhẹ lĩnh vực khác.

4. Văn hóa xã hội

Những thói quen tập quán, ý thức hệ, văn hóa, đạo đức, luật pháp sẽ tạo ra lớp người có tâm lý, phong cách, dân trí ở một mặt bằng nhất định; tác động không nhỏ đến phong cách lãnh đạo của doanh nhân. Tiêu biểu có thể thấy, phong cách lãnh đạo kiểu Nhật và phong cách kiểu Mỹ có nhiều điểm khác nhau, song gần như đối nghịch. Tuy rằng, áp dụng đúng theo cách nào cũng đều thành công ở chính đất nước của họ, nhưng điều ngược lại chưa hẳn sẽ đúng. Nhiều điểm của các phong cách doanh nhân này lại khó thành công hay được chấp nhận ở các nước khác.

5. Trang phục

Để hình thành phong cách doanh nhân đích thực, thể hiện văn hóa và bản sắc riêng, thì bên cạnh các “nội dung bên trong” đề cập phía trên, doanh nhân cũng cần có sự đầu tư kỹ lưỡng cả về mặt hình thức.

Nét đẹp bên trong của phong cách doanh nhân thể hiện ở triết lý kinh doanh, ở quan điểm ứng xử, ở sức mạnh nội tâm và cả sự tự tin, khí chất. Để hài hòa, và tổng thể nhất phải đưa các yếu tố này ra bên ngoài thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như trang phục… Thời trang là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cách của một doanh nhân.

Phong cách ăn mặc sẽ thể hiện sâu sắc cá tính của người lãnh đạo đó. Đây cũng sẽ là nét hài hòa để phô diễn tổng thể các yếu tố cấu thành nên phong cách doanh nhân.

(Theo nhansudoanhnghiep.com) 

ĐÁNG CHÚ Ý

BÌNH LUẬN